6 Sai lầm người mới chơi lan hay mắc phải

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ mọi người 6 cái sai lầm mà người mới chơi lan hay mắc phải, để giúp mọi người có được những giò lan đẹp, không bị thối rễ, thối lá dẫn tới chết cây.
1. Xử lý lan trước khi trồng.
Như các bạn biết nhu cầu chơi lan rừng rất nhiều và ngày càng tăng, hàng lan rừng thường bán theo cân, theo khóm. (người bán thường để cả rễ, nguyên bản như khi khai thác về để tăng khối lượng, cân nặng). Nếu để nguyên về trồng ngay là rất sai lầm, vì sau khi khai thác về rễ lan đã bị chột, làm lan chậm phát triển. Đặc biệt là những rễ cũ, rễ hỏng vẫn còn khiến cho lan không mọc được rễ mới. Tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập phát triển, có thể gây thối rễ, chết cây.

Nếu muốn lan ra rễ nhanh, chúng ta phải cắt hết rễ cũ đi. (Tất cả lan rừng mang về đều phải cắt hết rễ cũ.)
Lưu ý: với một rễ đang phát triển dài, to hoặc rễ của các loại lan như: Đai Châu, Hồ Điệp, Sóc. Sau khi cắt xong nên bôi keo liền sẹo, để tránh bị nhiễm khuẩn.

Tiếp theo, chúng ta xử lý lan bằng cách ngâm với thuốc kích thích mọc rễ, trên thị trường có nhiều loại dùng rất tốt như N3M, Exotic, Atonik. Mỗi loại sẽ có hiệu quả và thời gian tác dụng khác nhau. Nhưng với kinh nghiệm trên 10 năm làm trong phòng thí nghiệm thì các dòng như đai châu, ngọc điểm, lan hài, tôi thường dùng Atonik pha với B1, sau đó ngâm giá thể trước khi đem trồng.


2. Giá thể trồng hoa lan
Giá thể trồng hoa lan thì có nhiều loại ví dụ như: Mùn cưa, than hoa, sơ dừa, vụn chấu, than tổ ông, đất viên nung, rêu rừng, dớn, vỏ thông
Giá thể để ghép gồm: gỗ nhãn, gỗ vải, vú sữa.

Nhưng lưu ý:
- Không nên trồng bằng mùn cưa, mùn chấu vì dễ bị mốc, tạo nấm bệnh, hơn nữa nhiều loại gỗ còn có độ chát gây ảnh hưởng tới rễ lan.
Đối với Sơ dừa, vỏ thông phải xử lý trước khi trồng bằng nước vôi trong.
- Không nên chọn gỗ mục để trồng lan, vì sau một khoảng thời gian chúng ta sẽ phải thay giá thể, làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của lan.
- Chọn gỗ để ghép nhưng lại không bóc vỏ, và sau một thời gian vỏ gỗ bong ra, chúng ta lại phải ghép lại.
- Chọn gỗ non quá, hay bị mục.
Khắc phục: Chọn gỗ già, gỗ đã bóc vỏ.


3. Cách trồng lan
Các bạn cần lưu ý về cách trồng lan, đây là một vấn đề tuy nhỏ nhưng nhiều người vẫn mắc phải.
- Đối với các dòng thân thòng thì nên ghép với giá thể gỗ và treo lên cao, khi trồng để ngọn ngược xuống, giúp không gãy ngọn lan. và để nước sẽ không đọng vào ngọn gây thối ngọn.
- Trên gỗ, không đặt rêu, sơ dừa phủ kín lên trên gốc lan, sẽ gây thối rễ, nên đặt bên dưới gốc lan.
- Trong chậu, không phủ kín giá thể trên rễ lan, phải tạo độ thoáng và để nổi rễ lên trên. Phải để giá thể bên dưới rồi mới trồng lan lên trên. Nên để ngọn ghiêng để tránh giữ nước gây thối ngọn.

4. Bón phân cho lan
Một điều cần lưu ý nữa là: Khi mới trồng không nên để phân trực tiếp vào gốc lan, nên để khoảng 1 tháng cho lan đã ổn định rồi mới bỏ phân. Rễ lan thường có xu hướng vươn xa ra ngoài, nên bỏ phân cách xa gốc khoảng 5-10cm, để tránh thối gốc.
Trong giai đoạn ban đầu, ngoài phân bón, nếu bạn có điều kiện có thể tưới bổ xung B1 để cung cấp dinh dưỡng thêm cho lan.

5. Tưới nước cho lan
Nhiều người mới chơi lan thường dùng gáo múc nước để tưới trực tiếp, đây là một sai lầm lớn, vì trên rễ, lá lan thường có các lỗ hút, lông tơ, nếu tưới bằng gáo, nước sẽ mạnh làm các lỗ hút bị bật ra, khiến lan không hút được nước.
Khắc phục là dùng bình phun xương, bình xịt, tưới nhẹ, không tưới thẳng, trực tiếp.
Thời gian tưới phải phù hợp, lượng nước cần vừa đủ và hợp lý.
Mùa hè ngày tưới 2 lần, sáng và tối mát. Không tưới vào giữa trưa.
Mùa đông 5-7 ngày tưới 1 lần, không tưới quá nhiều.

6. Vị trí đặt lan
Tôi có gặp nhiều trường hợp nhờ tư vấn về các bệnh thán thư, thối rễ, thối lá, vàng lá ... Thì khi qua thăm vườn đều gặp phải vấn đề đầu tiên là vị trí đăt lan không phù hợp, Vị trí trồng quá tối, độ ẩm cao, thiếu nắng và gió. Với loài thân thòng, thì phải đặt trên cao, trên 2m, nơi khoáng khí, có ánh nắng.
Các bạn nên tạo ra một môi trường thuận tự nhiên nhất, độ ẩm, gió và ánh sáng tốt, sẽ giúp lan phát triển tốt nhất.

Trên đây là 6 cái sai lầm mà người mới chơi lan hay mắc phải, tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phân nào cho các bạn. Giúp các bạn tránh được những sai lầm không đáng có trong quá trình trồng và chăm sóc hoa lan. Tôi sẽ cố gắng dành thời gian nhiều hơn, để viết chi tiết vào từng vấn đề, ở bài viết sau. Nếu bạn đã đọc tới đây, rất mong bạn chia bài viết này cho nhiều người biết, để tôi có động lực viết nhiêu hơn. Xin cảm ơn.!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Dấu hiệu và Cách phòng bệnh đốm đen trên hoa phong lan

Dấu hiệu và Cách phòng bệnh đốm đen trên hoa phong lan

Bệnh đốm đen là bệnh phổ biến, thường hay gặp trên hoa lan. Bệnh do một số loại vi khuẩn nấm mốc gây ra, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, môi trường trồng quá ẩm ướt, thiếu ...[Đọc thêm...]
Cách diệt ruồi vàng trên hoa lan

Cách diệt ruồi vàng trên hoa lan

Tác hại của ruồi vàng đối với vườn lan là rất lớn, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có thể không cứu chữa được. Khi ruồi vàng đốt (chích) vào vị trí nào, nó sẽ đẻ trứng ...[Đọc thêm...]
Bệnh nhện đỏ là gì và Cách phòng, chữa khi bị nhện đỏ trên hoa lan

Bệnh nhện đỏ là gì và Cách phòng, chữa khi bị nhện đỏ trên hoa lan

Nhện đỏ là một bệnh thường gặp trên cây lan, hoa hồng và nhiều cây trồng khác. Do một loài bọ có hình dạng giống con nhện, màu đỏ và rất nhỏ. Chúng xuất hiện ở mặt dưới của lá và ...[Đọc thêm...]
Cách chăm sóc hoa lan trong chậu

Cách chăm sóc hoa lan trong chậu

Hoa lan đang dần được rất nhiều người yêu thích và trồng tại nhà. Do vẻ đẹp và ý nghĩa của chúng. Chỉ cần sắp xếp các điều kiện thích hợp cho sự phát triển như ánh sáng, độ ẩm và ...[Đọc thêm...]
Đăng Tin Quảng Cáo Nhà Xe Miễn Phí Đăng Tin Ngay
Đã Xem và Đóng